Bậc lương là gì? Cách tính như thế nào?

Bất kỳ người lao động nào khi làm việc cũng đều muốn tìm hiểu mức lương mà mình nhận hàng tháng sẽ được tính như thế nào. Đây là yêu cầu chính đáng nhằm giúp cho chủ doanh nghiệp thỏa thuận dễ dàng với người lao động trong việc hợp tác. Tìm hiểu về vấn đề này chúng hãy xem qua bài viết sau để biết bậc lương là gì và cách tính lương ra sao.

Lương của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước

Mỗi ngạch lương của người lao động có các số lượng lương chênh lệch nhau gọi là bậc lương. Được phân chia theo thứ tự trong bảng lương, dựa vào nhiều yếu tố khác nhau của từng việc làm.

Đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại các đơn vị nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập. Được hưởng lương từ Ngân sách nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập. Bậc lương được tính dựa trên các yếu tố bằng cấp, chức vụ nghề nghiệp thuộc nhóm ngạch công chức, viên chức.

Cụ thể cách tính lương như sau:

Mức lương cơ sở từ ngày 1/7/2019 là: 1.490.0000 đồng/tháng

Hệ số lương theo bằng cấp: Đại học là 2,34; cao đẳng là 2,10; trung cấp là 1,86

Mức lương = 1.490.000 đồng/tháng * hệ số lương.

Lao động thuộc nghề nghiệp và chức danh khác nhau sẽ được tính bậc lương theo trình tự từ bậc 1-12. Đồng thời hệ số lương cũng sẽ khác. Ngoài ra, tiền lương được hưởng còn cộng thêm các khoản phụ cấp theo quy định dựa vào chức vụ, thâm niên và tính chất công việc.

Lương của lao động ngoài nhà nước

Đối với lao động thuộc các doanh nghiệp ngoài nhà nước bậc lương được tính dựa trên mức lương tối thiểu vùng. Và mức lương bậc 1 (mức lương thấp nhất) phải bằng mức lương tối thiểu vùng.

Mức lương tối thiểu vùng 2019: Vùng I là 4.180.000 đồng/tháng; vùng II là 3.710.000 đồng/tháng; vùng III là 3.250.000 đồng/tháng; vùng IV là 2.920.000 đồng/tháng.

Trong đó, mức lương đối với lao động đã qua đào tạo nghề sẽ được cộng 7%. Ví dụ người lao động thuộc vùng I làm các công việc như: kế toán, nhân viên văn phòng, lễ tân…đã qua đào tạo. Mức lương sẽ được tính như sau: 4.180.000 * (4.180.000 * 7%) = 4.472.600

Bên cạnh đó, người lao động nếu làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm, năng nhọc sẽ được cộng thêm 5%. Vậy mức lương cơ bản là: 4.472.600 + (4.472.600 * 5%) = 4.696.230. Đây là mức lương cơ bản thấp nhất mà doanh nghiệp phải chi trả cho người lao động theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, có thể cao hơn tùy vào chính sách và điều kiện của mỗi đơn vị kinh doanh tự do.

Ngoài ra, khoảng cách giữa các bậc lương là 5%, được xây dựng tùy vào mức độ phù hợp của từng doanh nghiệp. Nhưng thông thường từ 5 – 7 bậc. Ví dụ bậc 1: 4.000.000 đồng; bậc 2: 4.200.000 đồng; bậc 3: 4.410.000 đồng. Sự chênh lệch này nhằm giúp cho người lao động cố gắng nâng cao trình độchuyên môn của mình.

Quy định về xét tăng lương

Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp tư nhân có quyền xây dựng bảng lương và xét tăng lương cho nhân viên. Do đó, các cá nhân khi tham gia lao động có thể căn cứ vào chính sách tăng lương, thưởng của công ty để biết quyền lợi được hưởng.

Mỗi doanh nghiệp sẽ có điều kiện tăng lương khác nhau. Dựa vào những yếu tố như: năng suất làm việc, trình độ chuyên môn, thời gian làm việc và thực hiện tốt những quy dịnh của công ty…Thông thường mỗi công ty có chế độ tăng lương 6 tháng/1 lần hoặc 1 năm/1 lần.

Khi xây dựng bảng lương doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của đại diện tập thể lao động và trình cho cơ quan quản lý nhà nước tại nơi có cơ sở kinh doanh sản xuất. Ngoài ra, trong hợp đồng còn phải ghi rõ và công khai khi thực hiện việc ký kết. Định kỳ điều chỉnh lương phù hợp với thị trường và điều kiện thực tế, để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Biết được bậc lương là gì và cách tính lương cơ bản như trên người lao động có thể tự tính được mức lương của mình. Dựa trên hệ thống bảng lương mà doanh nghiệp công bố. Bên cạnh đó, có thể đòi quyền lợi nếu phát hiện công ty có bất kỳ sai phạm nào trong việc trả lương cho nhân viên.