Người nhạy cảm nên làm nghề gì là phù hợp?

Trước đây, mọi người thường chọn các công việc theo sở thích cá nhân mà ít ai dựa vào đặc điểm tính cách để lựa chọn. Mặc dù làm việc theo sở thích sẽ mang lại niềm vui, sự đam mê, tuy nhiên, đặc điểm tính cách cũng là một phần quan trọng quyết định bạn có thực sự phù hợp với công việc đó.

Khi lựa chọn công việc phù hợp đặc điểm tính cách của bản thân, quá trình làm việc của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn, thành công cũng đến gần hơn. Nếu bạn cảm thấy mình là người nhạy cảm và không biết người nhạy cảm nên làm nghề gì là phù hợp thì hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Thế nào là người nhạy cảm?

Người nhạy cảm còn gọi là HSP khá phổ biến trong xã hội hiện nay, họ là người rất quan tâm đến suy nghĩ của người khác, muốn giúp đỡ mọi người và không biết đưa ra lời từ chối, họ luôn muốn mang đến niềm vui, không muốn mọi người buồn lòng, họ xem cảm xúc của người khác quan trọng hơn cảm xúc của bản thân mình.

Một đặc điểm nữa chính là họ rất nhạy trong việc nắm bắt cảm xúc của người khác và họ thường bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc đó. Người nhạy cảm còn có khả năng lắng nghe, họ thường là người được bạn bè, gia đình tìm đến nhằm chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của mình. Tuy nhiên, họ lại là người khó khăn trong việc chia sẻ cảm xúc của bản thân.

Những người nhạy cảm thường có thiên hướng học giỏi các môn Văn, Sử, Địa, họ cũng có khả năng học tốt ngoại ngữ. Một số ít sẽ học tốt các môn Tự nhiên như Toán, Lý, Hóa.

Người nhạy cảm nên làm nghề gì?

Theo học thuyết Holland – học thuyết nói về các nhóm sở thích và khả năng nghề nghiệp, khi bạn biết được mình thuộc nhóm nào từ đó sẽ có được những định hướng phù hợp với khả năng nghề nghiệp của mình. Cũng theo học thuyết Holland, người nhạy cảm là người thuộc nhóm Xã hội. Cho nên, khi lựa chọn nghề nghiệp, họ có thể dựa vào những đặc điểm sau:

– Thích giúp đỡ – con người, động vật, môi trường; có thể lựa chọn những công việc liên quan như các tổ chức về bảo vệ động vật hoang dã, bảo vệ môi trường hay các tổ chức từ thiện,…

– Có khả năng nắm bắt cảm xúc cũng như lắng nghe những chia sẻ, tâm sự của người khác; có thể lựa chọn các công việc như tư vấn, bác sĩ tâm lý, …

– Có khả năng giảng giải, truyền đạt thông tin, ngôn ngữ phức tạp một cách dễ hiểu hơn; những công việc phù hợp như giáo viên, nhà văn, nhà báo,…

– Muốn chăm sóc mọi người xung quanh; một số công việc có thể lựa chọn như y tá, hộ lý, bác sĩ, bác sĩ thú y,…

Nhiều người thường cho rằng, những công việc thuộc nhóm Xã hội sẽ không có thu nhập cao như những công việc nhóm Kinh tế. Thế nhưng, nếu được làm việc với công việc theo sở thích, phù hợp với năng lực, kỹ năng nghề nghiệp của mình, bạn sẽ thấy tiền không còn quan trọng nữa mà là những niềm vui, cảm giác được đóng góp những điều ý nghĩa cho xã hội. Những cảm xúc đó không thể nào có được nếu chỉ theo đuổi công việc thì tiền mà không phải vì đam mê. Và sớm hay muộn, bạn cũng sẽ từ bỏ công việc đó.

Nếu bạn đầu tư rèn luyện, nâng cao những kỹ năng của bản thân, đặc biệt là ngoại ngữ, bạn có thể tìm được một công việc phù hợp với sở thích nhưng vẫn đảm bảo mang đến một nguồn thu nhập đáng kể.

Việc xác định bản thân thuộc nhóm sở thích, khả năng nghề nghiệp nào ngay từ những ngày đầu của ngưỡng cửa cấp 3, có thể giúp bạn định hình được những kỹ năng nào bản thân giỏi tự nhiên. Từ đó cố gắng học hỏi, trau dồi thêm những kỹ năng đó, đồng thời có được những định hướng cụ thể cho công việc cũng như sự phát triển trong tương lai.

Người nhạy cảm nên làm nghề gì đã trở thành nỗi băn khoăn rất lớn không những với chính người đó mà còn của những phụ huynh có con chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa chọn ngành, chọn nghề. Những chia sẻ trên đây hy vọng cung cấp đến bạn những thông tin bổ ích, thiết thực cho quyết định của mình.