bookmark_borderKiêu ngạo là gì? 5 dấu hiệu giúp bạn nhận biết người kiêu ngạo

Sự tự tin là một yếu tố rất quan trọng quyết định đến sự thành công trong công việc cũng như cuộc sống của mỗi người. Nhưng ít ai biết được tự tin có một ranh giới rất mong manh với kiêu ngạo. Nếu bạn tự tin một cách thái quá vào bản thân mình, luôn cho rằng mình đúng thì đó là sự kiêu ngạo chứ không còn là sự tự tin trước kia nữa. Hãy tham khảo những dấu hiệu của một người kiêu căng dưới đây để bạn luôn giữ bản thân mình ở một sự tự tin nhất định chứ không phải là sự kiêu căng, ngạo mạn bạn nhé.

Luôn khẳng định mình đúng

Kiêu ngạo là gì? Một dấu hiệu dễ thấy nhất của sự kiêu ngạo đó là luôn cho rằng mình đúng trong mọi trường hợp bất kể đúng sai. Điều đó có nghĩa bạn sẽ gạt bỏ tất cả những cơ hội học hỏi, những lời khuyên từ mọi người xung quanh. Lúc nào bạn cũng khăng khăng ý nghĩ là mình làm đúng và chẳng bao giờ tiếp thu lời khuyên từ người khác.

Luôn xem mình là trung tâm

Những người kiêu ngạo luôn cho rằng bản thân là trung tâm của mọi người. Họ luôn nghĩ mình là tâm điểm của mọi cuộc trò chuyện và tất nhiên mọi người phải chú ý và quan tâm đến họ. Dễ hiểu một điều rằng, khi người kiêu ngạo đạt được một thành công nào đó, dù lớn hay nhỏ thì họ cũng sẽ tự đề cao bản thân và tự nhận mình là người có đóng góp lớn nhất.

Trong những cuộc trò chuyện, bạn luôn muốn bạn bè nhắc đến mình với những lời khen có cánh hoặc những sự ngưỡng mộ và trở thành trung tâm thu hút của mọi người. Bên cạnh đó, đây còn là một tuýp người luôn khoe khoang về những thành tựu mà mình đã đạt được. Họ thích nói về những thành công của bản thân hơn là cảm ơn sự giúp đỡ của những người xung quanh để có được thành công đó.

Luôn coi thường những người xung quanh

Tính kiêu ngạo sẽ làm bạn luôn coi thường những người xung quanh. Họ luôn cho rằng mình giỏi hơn người khác và không bao giờ nghe những lời khuyên hay giải thích của những người xung quanh. Coi thường mọi người là bạn luôn đánh giá thấp những ý kiến và đóng góp của họ trong công việc. Hoặc bạn sẽ bác bỏ ngay lập tức lời nói của những người xung quanh.

Trong công việc, nếu được phân công làm việc với một người chưa giỏi, người kiêu căng sẽ tỏ thái độ khó chịu và xem thường người đồng nghiệp của mình, thay vì giúp đỡ để cả hai cũng đạt kết quả tốt hơn.

Không biết lắng nghe

Những người kiêu căng sẽ không bao giờ dành thời gian để lắng nghe và chia sẻ với những người xung quanh. Họ sẽ ngắt lời và thậm chí từ chối cuộc trò chuyện. Họ chẳng có thời gian chia sẻ với mọi người vì phải dành thời gian cho những lợi ích cá nhân.

Việc lắng nghe mọi người không đơn thuần là chỉ nghe mà chẳng hiểu. Bạn cần phải tập trung, hiểu và chia sẻ với mọi người những vấn đề xảy ra. Nếu bạn không biết lắng nghe người khác thì họ cũng sẽ chẳng bao giờ lắng nghe khi bạn gặp khó khăn.

Không muốn nhận lỗi và thay đổi

Đây là một điều tồi tệ mà những người kiêu căng thường mắc phải. Nhận lỗi và thay đổi là một việc làm rất khó khăn đối với họ. Khi đứng trước một vấn đề, họ sẽ đổ lỗi cho người khác hoặc đổ lỗi cho bất kỳ lý do gì họ cho rằng hợp lý. Những người có tính cách này sẽ không bao giờ thăng tiến trong công việc, vì họ là một người không có trách nhiệm và không muốn thay đổi khi mình làm sai.

Kiểu người này có cái tôi rất cao, vì thế họ sẽ không bao giờ chấp nhận được việc bị người khác phê  bình và dùng mọi lý lẽ để biện hộ cho những sai lầm và rắc rối mà mình đã gây ra.

Dù bạn có tài giỏi như thế nào, cho đến cuối cùng thì sự kiêu ngạo cũng đẩy bạn xuống hố sâu của sự thất bại mà thôi. Thái độ kiêu ngạo sẽ khiến bạn cảm thấy ghen tị, đố kỵ và mọi người sẽ dần xa lánh bạn. Chính vì thế, hãy luôn học cách kiểm soát và điều tiết bản thân ở những mức độ nhất định. Luôn giữ cho mình sự tự tin nhưng đừng sa lầy vào sự kiêu ngạo bạn nhé.

bookmark_borderDấu hiệu phỏng vấn thành công được tiết lộ ngay trong buổi phỏng vấn

Có thể hiểu rằng, bất kỳ ứng viên nào khi tham gia phỏng vấn cũng sẽ cảm thấy hoang mang và lo lắng, không biết mình có phỏng vấn thành công hay không? Tuy nhiên, nếu bạn tinh tế thì sẽ nhận ra được những thái độ và lời nói của nhà tuyển dụng đó là những dấu hiệu chứng tỏ bạn là một nhân tố “sáng giá” cho vị trí công việc đó. Hãy cùng tìm hiểu dấu hiệu phỏng vấn thành công thông qua bài viết bên dưới này nhé.

Thái độ cởi mở, thân thiện của nhà tuyển dụng

Một tín hiệu tích cực cho cuộc phỏng vấn của bạn là người tuyển dụng luôn có thái độ cởi mở, thân thiện trong cuộc trò chuyện với bạn. Họ chú ý, quan tâm và thể hiện những nụ cười hay những cái gật đầu đồng ý sau những câu trả lời của ứng viên. Những điều này thể hiện người tuyển dụng thật sự quan tâm và nghiêm túc trong việc tuyển dụng bạn cho công ty. Bên cạnh đó, nhà phỏng vấn luôn tạo thái độ hào hứng đến những điều bạn nói, không ngắt lời hay “bắt bẻ” những câu nói của ứng viên.

Thời gian phỏng vấn lâu hơn

Thông thường, người tuyển dụng sẽ không dành nhiều thời gian cho bạn nếu cảm thấy ứng viên không phù hợp với vị trí công việc tại công ty. Ngược lại đối với những người mà họ cảm thấy phù hợp, người phỏng vấn sẽ dành thời gian để trò chuyện với ứng viên nhiều hơn về cuộc sống, sở thích và những dự định trong tương lai của bạn. Thời gian phỏng vấn càng lâu thì chứng tỏ bạn là một “ứng cử viên sáng giá” cho công việc đó, người tuyển dụng cảm thấy thích thú và mong muốn tìm hiểu về con người bạn nhiều hơn. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy bạn sẽ thành công trong buổi phỏng vấn này. 

Bạn được giới thiệu với những người khác

Khi nhà tuyển dụng tạo cơ hội cho bạn được gặp gỡ và làm quen với các đồng nghiệp và phòng ban khác trong công ty, bạn sẽ vui mừng khi chắc chắn mình đã vượt qua buổi phỏng vấn thành công. Điều tiếp theo bạn phải làm đó là hãy thể hiện một thái độ thân thiện, cởi mở khi giới thiệu mình với các đồng nghiệp khác. Điều này không những giúp bạn “ghi điểm” với nhà tuyển dụng mà còn tạo thiện cảm với những thành viên khác trong công ty.

Đề cập đến lương và những chính sách của công ty

Nếu người tuyển dụng nhận thấy bạn là một ứng viên phù hợp với công ty, họ sẽ không ngần ngại đề cập đến việc lương bổng. Họ sẽ hỏi về vấn đề này và muốn bạn trả lời nghiêm túc về mức lương mà bạn mong muốn được nhận. Họ sẽ sẵn sàng chi trả mức lương phù hợp với năng lực bạn đã bỏ ra. Bên cạnh đó, nhà phỏng vấn sẽ đề cập đến những vấn đề liên quan đến chính sách, văn hóa công ty. Họ muốn ứng viên sẽ biết rõ được những thông tin về tiền thưởng, ngày nghỉ phép hay những văn hóa và bắt buột bạn phải làm đúng những quy định của công ty.

Nhà tuyển dụng muốn giữ liên lạc với bạn

Đây có thể là một dấu hiệu khẳng định bạn vượt qua phỏng vấn một cách thuận lợi. Sau khi kết thúc quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng muốn xác định lại thông tin email, số điện thoại của bạn…Vì họ muốn giữ liên lạc và thông báo công việc và ngày nhận việc. Tuy nhiên, nếu nhà tuyển dụng không hỏi thêm bất kì thông tin nào mà chỉ nói:” Chúng tôi sẽ liên lạc lại sớm”, đây là một dấu hiệu cho thấy bạn đã có một cuộc phỏng vấn không như ý muốn.

Đề cập đến ngày nhận việc của bạn

Không cần đợi quá lâu, nếu nhà tuyển dụng đề cập đến thời gian bạn có thể bắt đầu công việc ngay trong buổi phỏng vấn thì cơ hội thành công của bạn là 100%.  Lúc này bạn nên vui mừng và trả lời chính xác với nhà tuyển dụng thời gian bạn có thể nhận việc để họ sắp xếp công việc phù hợp với bạn.

Ai cũng mong muốn có một buổi phỏng vấn thành công và nhận được một công việc như ý muốn. Không cần đợi quá lâu, ngay trong cuộc phỏng vấn bạn cũng sẽ nhận ra được cơ hội làm việc của mình thông qua những cử chỉ và lời nói của nhà tuyển dụng. Hãy tinh tế và để ý đến thái độ và những điều mà nhà tuyển dụng đề cập đến để biết mình có “trúng tuyển” trong mắt nhà tuyển dụng hay không. Nhưng trước hết, để có một buổi phỏng vấn như mong đợi, bạn hãy tự tin và trang bị những kiến thức cần thiết cho bản thân nhé.

bookmark_borderBậc lương là gì? Cách tính như thế nào?

Bất kỳ người lao động nào khi làm việc cũng đều muốn tìm hiểu mức lương mà mình nhận hàng tháng sẽ được tính như thế nào. Đây là yêu cầu chính đáng nhằm giúp cho chủ doanh nghiệp thỏa thuận dễ dàng với người lao động trong việc hợp tác. Tìm hiểu về vấn đề này chúng hãy xem qua bài viết sau để biết bậc lương là gì và cách tính lương ra sao.

Lương của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước

Mỗi ngạch lương của người lao động có các số lượng lương chênh lệch nhau gọi là bậc lương. Được phân chia theo thứ tự trong bảng lương, dựa vào nhiều yếu tố khác nhau của từng việc làm.

Đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại các đơn vị nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập. Được hưởng lương từ Ngân sách nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập. Bậc lương được tính dựa trên các yếu tố bằng cấp, chức vụ nghề nghiệp thuộc nhóm ngạch công chức, viên chức.

Cụ thể cách tính lương như sau:

Mức lương cơ sở từ ngày 1/7/2019 là: 1.490.0000 đồng/tháng

Hệ số lương theo bằng cấp: Đại học là 2,34; cao đẳng là 2,10; trung cấp là 1,86

Mức lương = 1.490.000 đồng/tháng * hệ số lương.

Lao động thuộc nghề nghiệp và chức danh khác nhau sẽ được tính bậc lương theo trình tự từ bậc 1-12. Đồng thời hệ số lương cũng sẽ khác. Ngoài ra, tiền lương được hưởng còn cộng thêm các khoản phụ cấp theo quy định dựa vào chức vụ, thâm niên và tính chất công việc.

Lương của lao động ngoài nhà nước

Đối với lao động thuộc các doanh nghiệp ngoài nhà nước bậc lương được tính dựa trên mức lương tối thiểu vùng. Và mức lương bậc 1 (mức lương thấp nhất) phải bằng mức lương tối thiểu vùng.

Mức lương tối thiểu vùng 2019: Vùng I là 4.180.000 đồng/tháng; vùng II là 3.710.000 đồng/tháng; vùng III là 3.250.000 đồng/tháng; vùng IV là 2.920.000 đồng/tháng.

Trong đó, mức lương đối với lao động đã qua đào tạo nghề sẽ được cộng 7%. Ví dụ người lao động thuộc vùng I làm các công việc như: kế toán, nhân viên văn phòng, lễ tân…đã qua đào tạo. Mức lương sẽ được tính như sau: 4.180.000 * (4.180.000 * 7%) = 4.472.600

Bên cạnh đó, người lao động nếu làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm, năng nhọc sẽ được cộng thêm 5%. Vậy mức lương cơ bản là: 4.472.600 + (4.472.600 * 5%) = 4.696.230. Đây là mức lương cơ bản thấp nhất mà doanh nghiệp phải chi trả cho người lao động theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, có thể cao hơn tùy vào chính sách và điều kiện của mỗi đơn vị kinh doanh tự do.

Ngoài ra, khoảng cách giữa các bậc lương là 5%, được xây dựng tùy vào mức độ phù hợp của từng doanh nghiệp. Nhưng thông thường từ 5 – 7 bậc. Ví dụ bậc 1: 4.000.000 đồng; bậc 2: 4.200.000 đồng; bậc 3: 4.410.000 đồng. Sự chênh lệch này nhằm giúp cho người lao động cố gắng nâng cao trình độchuyên môn của mình.

Quy định về xét tăng lương

Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp tư nhân có quyền xây dựng bảng lương và xét tăng lương cho nhân viên. Do đó, các cá nhân khi tham gia lao động có thể căn cứ vào chính sách tăng lương, thưởng của công ty để biết quyền lợi được hưởng.

Mỗi doanh nghiệp sẽ có điều kiện tăng lương khác nhau. Dựa vào những yếu tố như: năng suất làm việc, trình độ chuyên môn, thời gian làm việc và thực hiện tốt những quy dịnh của công ty…Thông thường mỗi công ty có chế độ tăng lương 6 tháng/1 lần hoặc 1 năm/1 lần.

Khi xây dựng bảng lương doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của đại diện tập thể lao động và trình cho cơ quan quản lý nhà nước tại nơi có cơ sở kinh doanh sản xuất. Ngoài ra, trong hợp đồng còn phải ghi rõ và công khai khi thực hiện việc ký kết. Định kỳ điều chỉnh lương phù hợp với thị trường và điều kiện thực tế, để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Biết được bậc lương là gì và cách tính lương cơ bản như trên người lao động có thể tự tính được mức lương của mình. Dựa trên hệ thống bảng lương mà doanh nghiệp công bố. Bên cạnh đó, có thể đòi quyền lợi nếu phát hiện công ty có bất kỳ sai phạm nào trong việc trả lương cho nhân viên.

bookmark_borderNhững ngành nghề có triển vọng trong tương lai bạn nên lựa chọn

Việc học là cả một quá trình khổ luyện tốn rất nhiều thời gian và tiền của. Thế nên trước khi quyết định chọn ngành nghề nào thích hợp với bản thân và điều kiện kinh tế. Các bạn phải tìm hiểu thật chi tiết để biết được đâu là những ngành nghề có triển vọng trong tương lai? Cũng như cơ hội và mức thu nhập của những ngành này có thật sự hấp dẫn?

Các ngành có triển vọng trong vài năm tới

Những ngành nghề dưới đây có thể là sự lựa chọn đúng đắn dành cho tất cả mọi người. Bởi hứa hẹn mang đến cho chúng ta một tương lai đầy triển vọng mà bạn không nên bỏ qua:

Ngành ngôn ngữ: Học ngôn ngữ Anh, Nhật, Hàn, Trung và một số ít ngôn ngữ khác như: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Đức, tiếng Ả Rập, tiếng Quan Thoại (Trung Quốc)…Đây là những ngôn ngữ rất cần trong thời đại hội nhập với vô số các công việc để làm trong tương lai.

Ngành marketing: Với các việc như: quảng cáo, nghiên cứu thị trường, thiết kế, quản lý thương hiệu… tạo cho các bạn trẻ có nhiều sự lựa chọn. Thực tế có rất nhiều công việc liên quan đến marketing tuyển dụng hàng ngày. Bên cạnh đó, là những cơ hội để phát triển sự nghiệp và rèn luyện các kỹ năng cho bản thân.

Ngành du lịch – nhà hàng – khách sạn: Đây là nhóm ngành rất cần nhân lực bởi nhu cầu du lịch – trải nhiệm – khám phá của con người ngày càng đa dạng. Khiến cho nhóm ngành dịch vụ này không ngừng phát triển, kéo theo đó là việc sử dụng nguồn lực ngày càng tăng mạnh trong tương lai.

Ngành công nghệ thông tin: Trong thời đại internet như hiện nay thì việc ứng dụng công nghệ vào kinh doanh là rất cần thiết. Trở thành chuyên gia trong lĩnh vực máy tính, phần mềm, các thiết bị công nghệ… sẽ giúp các bạn trẻ có một vị trí việc làm dễ dàng và ổn định.

Quản trị kinh doanh: Đây là ngành có nhu cầu tuyển dụng dẫn đầu trên các trang web. Bạn có thể xem qua các vị trí tuyển dụng thường xuyên như: chuyên viên phát triển thị trường, chuyên viên quản lý khách hàng, nhân viên kinh doanh…Việc làm ở phòng kinh doanh, phòng hành chính – nhân sự, phòng marketing…luôn cần nhiều nhân lực. Mang đến cho chúng ta nhiều sự lựa chọn trong tương lai.

Nhóm ngành khát nhân lực ít người lựa chọn

Nhóm ngành nông – lâm – ngư nghiệp: Do sự quay lưng của nhiều người mà nhóm ngành này được dự đoán thiếu nhân lực trong tương lai. Một phần chúng ta nghĩ rằng học nông – lâm – ngư nhiệp sẽ làm các công việc trồng trọt, chăn nuôi theo kiểu nông dân. Nhưng thật chất lĩnh vực này rất cần các bạn có trình độ chuyên môn cao để thực hiện các công việc nghiên cứu và phát triển.

Nhóm ngành xã hội: Việc chạy theo các ngành nghề kinh tế với hi vọng mức thu nhập cao là lý do khiến chúng ta lãng quên khối ngành xã hội. Mà điều này là một quan điểm sai lầm dẫn đến nguồn lực của nhóm ngành này đang bị thiếu hụt. Các vị trí cần nhân lực như: báo chí, luật, văn hóa – du lịch…sẽ là sự lựa chọn hấp dẫn dành cho bạn.

Chăm sóc sắc đẹp: Vấn đề chăm sóc sắc đẹp bao giờ cũng là tiêu chí được quan tâm hàng đầu của phái đẹp. Do vậy, các trung tâm thẩm mỹ ngày càng hình thành ở nhiều nơi tạo ra rất nhiều việc làm. Bằng chứng là nhu cầu  tuyển dụng thường xuyên ở các vị trí như: kỹ thuật viên chăm sóc da, chuyên viên Phun, thêu, xăm, nhân viên tư vấn sắc đẹp và chăm sóc khách hàng…

Nên lựa chọn những ngành nghề nào?

Với những bạn yêu thích giao tiếp, nhanh nhạy và sáng tạo thì những ngành như: công nghệ, marketing, kinh doanh, quản lý nhà hàng – khách sạn…sẽ là sự lựa chọn lý tưởng nhất. Vì có mức thu nhập hàng chục triệu mỗi tháng và cơ hội thăng tiến cao. Nếu chuyên môn thật sự giỏi chúng ta sẽ dễ dàng tạo cho mình một chổ đứng chủ chốt tại nhiều công ty.

Quay lại những ngành ít người lựa chọn như: nông – lâm – ngư nghiệp, nhóm xã hội bao gồm: Hán Nôm, Đông Phương học, ngôn ngữ, văn hóa, xã hội, tâm lý…Bên cạnh đó là các nghề như: cơ khí, kỹ thuật – điện, sữa chữa… các bạn sẽ thấy sự cạnh tranh trong những nhóm này rất ít. Mà điều này giúp chúng ta dễ dàng có một công việc, không cần phải chen chút và áp lực. Ngoài ra, mọi người chỉ cần nâng cao chuyên môn của mình thì việc lựa chọn ngành nghề nào cũng sẽ đem đến sự thành công nhất định.

Dù làm việc gì chúng ta cũng hi vọng mình kiếm thật nhiều tiền và có nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp. Vì thế vấn đề hiểu rõ những ngành nghề có triển vọng trong tương lai là rất cần thiết. Tuy nhiên bạn cũng nên nhìn nhận vấn đề từ nhiều phía để đưa ra lựa chọn thích hợp cho bản thân.

bookmark_borderNhà quản lý giỏi cần có những phẩm chất gì? Trong công việc và giao tiếp

Nhà quản lý là chức danh được nhiều người ao ước trên con đường sự nghiệp của mình. Cùng với sự tín nhiệm và ngưỡng mộ của những người xung quanh là cả một quá trình cố gắng và nỗ lực hết mình. Vậy nhà quản lý giỏi cần những phẩm chất gì để đạt được sự thành công này?

Các phẩm chất trong công việc

Quản lý là một chức danh thường thấy trong các hoạt động kinh doanh, buôn bán. Họ chịu trách nhiệm giám sát và phân công công việc cho nhân viên. Bên cạnh đó, là hoạch định những kế hoạch, chiến lược nhằm đưa ra hướng phát triển mới cho công ty. Do vậy, một người quản lý giỏi cần có những phẩm chất sau:

  • Tầm nhìn và chiến lược: Có thể nói khi chúng ta bắt đầu kinh doanh bất kỳ một lĩnh vực nào dù lớn hay nhỏ bạn cũng phải có một chiến lược hẳn hoi. Có tầm nhìn rộng mở để đưa ra kế hoạch phát triển mới. Nếu không có hai tiêu chí này thì nhà quản lý sẽ mãi đứng yên một chỗ.
  • Chuyên môn giỏi: Điều này rất cần thiết trong việc xây dựng kế hoạch và chiến lược. Nhà quản lý nếu có chuyên môn vững vàng sẽ làm việc hiệu quả và thành công hơn. Họ còn có khả năng truyền động lực, chia sẻ kiến thức,  kinh nghiệm cho nhân viên cấp dưới của mình.
  • Truyền đạt và định hướng công việc cho nhân viên: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng. Bởi làm được quản lý thì bạn sẽ phải thường xuyên trao đổi để hướng dẫn công việc cho nhân viên. Ngoài ra, còn phải sắp xếp, phân công nhiệm vụ cho từng người để quy trình làm việc diễn rasuôn sẻ.

Các phẩm chất trong giao tiếp

Làm cầu nối: Vai trò là nhà quản lý đứng đầu một nhóm bạn phải là nhân tố kết nối mọi người lại với nhau để tạo sự đoàn kết. Hơn thế nữa, nhà quản lý còn thực hiện chức năng phổ biến thông tin của lãnh đạo cấp trên và truyền đạt những nguyện vọng của nhân viên cấp dưới.

Quan sát và lắng nghe: Đây là hai yếu tố giúp cho nhà quản lý hiểu rõ môi trường làm việc đang diễn ra như thế nào. Từ đó xây dựng mô hình làm việc tích cực và hiệu quả, việc quản lý cũng sẽ dễ dàng hơn.

Thúc đẩy và khuyến khích: Tinh thần làm việc quyết định trực tiếp đến chất lượng công việc. Vì thế nhà quản lý phải thường xuyên thúc đẩy, khuyến khích và tạo động lực cho nhân viên. Như thế, họ mới cố gắng phấn đấu làm tốt và đẩy nhanh tiến độ công việc được giao.

Các phẩm chất cá nhân cần có

Vai trò nhà quản lý cũng giống như người anh cả của đại gia đình. Do vậy, chúng ta phải rèn luyện cho mình những đức tính cần có để thực hiện nhiệm vụ đầu tàu dẫn dắt đội nhóm cùng phát triển. Để làm được điều này bạn cần có những phẩm chất cá nhân như:

  • Khả năng quyết định: Đôi khi nhà quản lý phải cứng rắn và quả quyết đối với những mục tiêu đã đề ra. Vì sự lưỡng lự trong quyết định có thể làm “tuột” đi những cơ hội phát triển và công việc sẽ bị trì hoãn.
  • Cương quyết và công bằng: Cương quyết vững vàng trong mọi quyết định là hành động góp phần xây dựng hình ảnh tốt đẹp, có uy tín và luôn nhận được sự nể phục từ nhân viên. Kết hợp với sự công bằng sẽ tạo hiệu ứng tích cực. Bởi chẳng ai muốn làm việc mà có sự bao che hay lấn lướt, thiên vị từ nhà quản lý.

Giờ đây bạn có thể trả lời cho câu hỏi nhà quản lý giỏi cần có những phẩm chất gì. Hiểu được những tố chất cơ bản trên chắc chắn chúng ta sẽ có được bước khởi đầu tốt đẹp khi làm quản lý. Từ đó từng bước xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp trong mắt nhân viên. Tạo một sự nghiệp vững chắc và tiến xa hơn trong tương lai.

bookmark_borderMôi trường làm việc là gì? Dấu hiệu nhận biết một môi trường làm việc tích cực

Để gắn bó lâu dài với công ty, ngoài những yếu tố như công việc, chế độ lương thưởng phù hợp, xứng đáng thì môi trường làm việc cũng là yếu tố quan trọng. Một môi trường tích cực sẽ tạo cho bạn hứng thú, động lực làm việc, từ đó nâng cao hiệu quả công việc tốt nhất.

Tuy nhiên, không hẳn ai cũng biết rõ định nghĩa về môi trường làm việc cũng như đánh giá được môi trường làm việc hiện tại của mình có tốt hay không. Với bài viết dưới đây hy vọng mang đến bạn những thông tin bổ ích về môi trường làm việc là gì cùng những dấu hiệu nhận biết một môi trường làm việc tích cực.

Môi trường làm việc là gì?

Môi trường làm việc là tổ hợp tất cả các yếu tố bao quanh một nhân viên, những yếu tố đó có thể đo lường được như không gian, cơ sở vật chất văn phòng, công ty, nhiệt độ, không khí,… hoặc những yếu tố không đo lường được, thường thiên về cảm xúc như thái độ giữa các đồng nghiệp, thái độ của cấp trên và cấp dưới,…

Môi trường làm việc liên quan đến một nhân viên cụ thể, có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình làm việc, hiệu quả, năng suất làm việc của nhân viên đó. Từ đó quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của cả một công ty.

Hiện nay, ngoài các chế độ lương, thưởng, môi trường làm việc cũng là yếu tố quan trọng cần được xem xét kỹ lưỡng trước khi ứng tuyển vào một công ty nào đó. Nếu công ty có một môi trường làm việc tích cực, sẽ tạo cho bạn sự thoải mái trong quá trình làm việc, động lực, hiệu quả làm việc cũng tăng lên. Và ngược lại, môi trường làm việc tiêu cực chỉ mang đến sự chán nản, áp lực, đồng nghĩa hiệu qủa công việc mang lại cũng không cao, ảnh hưởng đến bản thân lẫn công việc của bạn.

Những dấu hiệu nhận biết môi trường làm việc tích cực

Sau khi đã tìm hiểu môi trường làm việc là gì? Bạn hãy cùng chúng tôi đi tìm những dấu hiệu cho thấy một môi trường làm việc tích cực. Vì sao? Bởi vì bạn sẽ phải gắn bó với nó suốt 8 tiếng mỗi ngày, đó là một khoảng thời gian quá dài, nếu môi trường đó mang đến cho bạn những tích cực, bạn sẽ thoải mái hơn trong quá trình làm việc của mình.

Môi trường làm việc cởi mở, thoải mái

Một môi trường làm việc cởi mở, thoải mái trong việc tiếp nhận những ý kiến, đánh giá hay đóng góp từ nhân viên sẽ tạo cho nhân viên cảm thấy mình có giá trị với công ty. Từ đó năng nổ hơn trong quá trình làm việc và muốn cống hiến hết mình. Bộ phận quản lý khi thoải mái tiếp nhận những ý kiến từ nhân viên cũng giúp rút ngắn khoảng cách giữa cấp trên – cấp dưới vốn tồn lại lâu nay. Nhân viên cũng thoải mái hơn trong việc đóng góp ý kiến, sáng tạo cho sự phát triển lâu dài của công ty.

Môi trường làm việc cởi mở, thoải mái còn phụ thuộc giữa các đồng nghiệp với nhau. Chia sẻ, giúp đỡ nhau hoàn thành công việc, không ganh ghét, đố kị, không có tình trạng “ma cũ bắt nạt ma mới”.

  • Cơ hội phát triển sự nghiệp

Một công ty luôn cố gắng thúc đẩy sự phát triển của nhân viên với các chương trình đào tạo, huấn luyện, cử tham gia các khóa học có liên quan đến công việc sẽ giúp nhân viên hoàn thành tốt yêu cầu công việc đề ra. Bạn sẽ cảm thấy bản thân học hỏi được nhiều điều hơn, phát triển hơn trong quá trình làm việc và đương nhiên sẽ gắn bó lâu dài hơn với công ty. Bạn nên lựa chọn công ty có mục tiêu đào tạo, lộ trình phát triển bài bản ngay từ đầu.

  • Ghi nhận sự đóng góp

Kỷ luật và khen thưởng là hai yếu tố quan trọng của một công ty. Nó sẽ giúp nhân viên cảm nhận được trách nhiệm và quyền lợi của bản thân trong quá trình làm việc. Từ đó phấn đấu, đóng góp hết sức mình cho công việc.

Kỷ luật và khen thưởng không chỉ bằng vật chất mà những lời đóng góp, khen thưởng từ cấp trên cũng mang lại những ý nghĩa to lớn, là động lực thúc đẩy sự cố gắng của nhân viên.

  • Tinh thần tập thể

Môi trường làm việc đề cao tinh thần tập thể sẽ mang đến cho nhân viên cảm giác mình đang có một sứ mệnh lớn hơn là việc hoàn thành vì mục tiêu cá nhân. Tinh thần tập thể không chỉ riêng vấn đề cùng nhau hoàn thành mục tiêu vì công ty mà còn là việc hỗ trợ lẫn nhau trong đời sống, gia đình. Nếu nhân viên có tinh thần tốt, không vướng bận vì gia đình, đời sống bên ngoài sẽ dồn hết 100% công suất để làm việc cho công ty.

Bạn có đang làm việc trong một môi trường tốt? Bạn có cảm thấy hài lòng với môi trường làm việc đó hay không? Với những dấu hiệu kể trên, hy vọng bạn đã đánh giá được môi trường làm việc hiện tại của mình. Còn nếu bạn đang trong quá trình đi tìm việc làm, chúc bạn tìm được một công việc có môi trường làm việc tích cực.

bookmark_borderNgười nhạy cảm nên làm nghề gì là phù hợp?

Trước đây, mọi người thường chọn các công việc theo sở thích cá nhân mà ít ai dựa vào đặc điểm tính cách để lựa chọn. Mặc dù làm việc theo sở thích sẽ mang lại niềm vui, sự đam mê, tuy nhiên, đặc điểm tính cách cũng là một phần quan trọng quyết định bạn có thực sự phù hợp với công việc đó.

Khi lựa chọn công việc phù hợp đặc điểm tính cách của bản thân, quá trình làm việc của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn, thành công cũng đến gần hơn. Nếu bạn cảm thấy mình là người nhạy cảm và không biết người nhạy cảm nên làm nghề gì là phù hợp thì hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Thế nào là người nhạy cảm?

Người nhạy cảm còn gọi là HSP khá phổ biến trong xã hội hiện nay, họ là người rất quan tâm đến suy nghĩ của người khác, muốn giúp đỡ mọi người và không biết đưa ra lời từ chối, họ luôn muốn mang đến niềm vui, không muốn mọi người buồn lòng, họ xem cảm xúc của người khác quan trọng hơn cảm xúc của bản thân mình.

Một đặc điểm nữa chính là họ rất nhạy trong việc nắm bắt cảm xúc của người khác và họ thường bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc đó. Người nhạy cảm còn có khả năng lắng nghe, họ thường là người được bạn bè, gia đình tìm đến nhằm chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của mình. Tuy nhiên, họ lại là người khó khăn trong việc chia sẻ cảm xúc của bản thân.

Những người nhạy cảm thường có thiên hướng học giỏi các môn Văn, Sử, Địa, họ cũng có khả năng học tốt ngoại ngữ. Một số ít sẽ học tốt các môn Tự nhiên như Toán, Lý, Hóa.

Người nhạy cảm nên làm nghề gì?

Theo học thuyết Holland – học thuyết nói về các nhóm sở thích và khả năng nghề nghiệp, khi bạn biết được mình thuộc nhóm nào từ đó sẽ có được những định hướng phù hợp với khả năng nghề nghiệp của mình. Cũng theo học thuyết Holland, người nhạy cảm là người thuộc nhóm Xã hội. Cho nên, khi lựa chọn nghề nghiệp, họ có thể dựa vào những đặc điểm sau:

– Thích giúp đỡ – con người, động vật, môi trường; có thể lựa chọn những công việc liên quan như các tổ chức về bảo vệ động vật hoang dã, bảo vệ môi trường hay các tổ chức từ thiện,…

– Có khả năng nắm bắt cảm xúc cũng như lắng nghe những chia sẻ, tâm sự của người khác; có thể lựa chọn các công việc như tư vấn, bác sĩ tâm lý, …

– Có khả năng giảng giải, truyền đạt thông tin, ngôn ngữ phức tạp một cách dễ hiểu hơn; những công việc phù hợp như giáo viên, nhà văn, nhà báo,…

– Muốn chăm sóc mọi người xung quanh; một số công việc có thể lựa chọn như y tá, hộ lý, bác sĩ, bác sĩ thú y,…

Nhiều người thường cho rằng, những công việc thuộc nhóm Xã hội sẽ không có thu nhập cao như những công việc nhóm Kinh tế. Thế nhưng, nếu được làm việc với công việc theo sở thích, phù hợp với năng lực, kỹ năng nghề nghiệp của mình, bạn sẽ thấy tiền không còn quan trọng nữa mà là những niềm vui, cảm giác được đóng góp những điều ý nghĩa cho xã hội. Những cảm xúc đó không thể nào có được nếu chỉ theo đuổi công việc thì tiền mà không phải vì đam mê. Và sớm hay muộn, bạn cũng sẽ từ bỏ công việc đó.

Nếu bạn đầu tư rèn luyện, nâng cao những kỹ năng của bản thân, đặc biệt là ngoại ngữ, bạn có thể tìm được một công việc phù hợp với sở thích nhưng vẫn đảm bảo mang đến một nguồn thu nhập đáng kể.

Việc xác định bản thân thuộc nhóm sở thích, khả năng nghề nghiệp nào ngay từ những ngày đầu của ngưỡng cửa cấp 3, có thể giúp bạn định hình được những kỹ năng nào bản thân giỏi tự nhiên. Từ đó cố gắng học hỏi, trau dồi thêm những kỹ năng đó, đồng thời có được những định hướng cụ thể cho công việc cũng như sự phát triển trong tương lai.

Người nhạy cảm nên làm nghề gì đã trở thành nỗi băn khoăn rất lớn không những với chính người đó mà còn của những phụ huynh có con chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa chọn ngành, chọn nghề. Những chia sẻ trên đây hy vọng cung cấp đến bạn những thông tin bổ ích, thiết thực cho quyết định của mình.

bookmark_borderSinh viên mới ra trường nên làm gì? Lựa chọn công việc nào?

Thông thường những sinh viên mới ra trường đều có lựa chọn của riêng mình. Có người tìm được ngay công việc ổn định nhờ sự giúp đỡ từ người khác, có bạn lại chuẩn bị hồ sơ xin việc để gửi đến các công ty, một số ít thì tiếp tục học lên cao học và những người còn lại thì nghỉ ngơi một khoảng thời gian rồi mới tìm việc… Đứng trước những lựa chọn này, thì một sinh viên mới ra trường nên làm gì để không bị lạc hướng sự nghiệp của mình?

Trải nghiệm các công việc

Bất kể là lựa chọn nào cuối cùng rồi các bạn cũng phải kiếm một công việc ổn định để làm và thực hiện trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội. Đó có thể là khoảng thời gian sau này, nhưng trước hết các bạn sinh viên mới ra trường nếu chưa định hướng được công việc ổn định. Thì chúng ta nên trải nghiệm các công việc khác nhau.

Thực tế có rất nhiều việc làm đăng tuyển thường xuyên trên các trang mạng. Các bạn có thể ứng tuyển một vị trí phù hợp để làm và học hỏi thêm kinh nghiệm, nếu cảm thấy không phù hợp chúng ta có thể dừng lại vẫn chưa muộn. Nhưng quan trọng là trong khoảng thời gian làm việc bạn phải thật sự nghiêm túc làm và học hỏi.

Thay đổi công việc có phải là sự bấp bênh, không ổn định. Đây là cách nghĩ khó phân biệt được đúng sai, chỉ là tương đối. Tuy nhiên các bạn phải hiểu rằng bản thân mình đang trải nghiệm để tìm ra đam mê và việc làm phù hợp. Mà không phải là theo kiểu “đứng núi này trông núi nọ” như nhiều người thường hay nghĩ.

Bên cạnh đó, duy trì công việc làm thêm để có thu nhập. Ngoài ra, việc làm thêm có thể trở thành niềm đam mê và là con đường sự nghiệp của nhiều người. Qua đó, chúng ta còn có thể bổ trợ cho chuyên môn và rèn luyện các kỹ năng, giúp “đánh bóng” phần sơ yếu lý lịch cho mình khi tìm những công việc khác.

Chấp nhận làm tất cả các công việc

Mang danh nghĩa là một cử nhân ra trường đầy niềm kiêu hãnh với những người xung quanh. Các bạn nghĩ rằng mình sẽ tìm được một công việc tốt, lương cao. Nhưng cuộc đời không màu hồng như mọi người vẫn nghĩ. Vậy nên, chúng ta phải biết chấp nhận làm những việc như:

  • Làm công việc không lương và lương thấp: Hầu hết các bạn đều coi trọng vấn đề đi làm và kiếm tiền, mà ít ai nghĩ ngợi đến tương lai. Nhưng nếu chúng ta muốn tạo cho mình một nền móng vững chắc cho sự nghiệp thì hãy chấp nhận làm không lương hoặc lương thấp. Vì quan trọng hơn hết là học kinh nghiệm và dần dần kiếm một công việc lương cao hơn trong một thời gian nào đó.
  • Làm công việc trái ngành: Một sinh viên mới ra trường có thể chưa tìm được một công việc theo chuyên môn đào tạo là chuyện rất bình thường. Bởi làm gì cũng cần “thiên thời – địa lợi – nhân hòa”. Nên bạn có thể chọn làm một công việc trái ngành để chờ đợi cơ hội tìm công việc khác theo ý của mình.
  • Làm những công ty nhỏ: Xu hướng chung của nhiều người là thích làm việc ở những công ty lớn cho oai hơn. Nhưng nếu suy xét lại thật kỹ thì sẽ thấy, lợi ích khi làm việc ở những công ty nhỏ sẽ giúp bạn giảm bớt sự cạnh tranh, ít áp lực, được nhiều cơ hội phát huy và thăng tiến nhanh hơn. Quan trọng là chúng ta lựa chọn một  nơi có tầm nhìn và định hướng công việc rõ ràng, mà ở đó bạn có thể học hỏi được.

Kiên nhẫn và định hướng tương lai

Sự lạc lõng và mất phương hướng đến từ áp lực công việc, những va chạm luôn khiến các bạn choáng ngợp và mệt mỏi. Thế nên chúng ta phải rèn luyện cho mình đức tính kiên nhẫn trước khi làm việc gì. Bởi có câu: “Chỉ cần bạn không dừng lại thì việc bạn tiến chậm cũng không là vấn đề”.

Hãy thư giản đầu óc và nghĩ thoáng hơn bằng cách tham gia các hoạt động xã hội, đi du lịch để trải nghiệm, lắng nghe những chia sẻ bổ ích…sẽ giúp bạn lấy lại tinh thần và suy nghĩ tích cực hơn.Qua đó, chúng ta hãy lên một kế hoạch cho sự nghiệp của mình, có thể là trong 1 năm hoặc vài năm tới. Cuối cùng là cố gắng và linh hoạt làm theo những mục tiêu đã đề ra.

Tuổi trẻ – học tập – trải nghiệm là khoảng thời gian quý báu nhất của mỗi người. Tuy nhiên, sau đó là cả một đời sống và trách nhiệm cần phải gánh vác và lo lắng. Hàng loạt các câu hỏi trong đầu như: “Sinh viên mới ra trường nên làm gì” , “Tìm một việc ổn định để làm hay theo đuổi đam mê…”. Tất cả đã được giải đáp ở bài viết trên, hi vọng các bạn có thể tìm ra sự lựa chọn tốt nhất cho mình.